Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại

Nếu Windows bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại thì việc chạy một chương trình chống virus từ bên trong Windows thường không mang lại hiệu quả nhiều. Bạn có thể tìm thấy và loại bỏ virus cũng như các phần mềm độc hại bằng cách quét từ bên ngoài Windows.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại
Phần mềm độc hại có thể tự ẩn trên hệ thống bị nhiễm để tránh bị phát hiện bởi các phần mềm diệt virus. Thậm chí các phần mềm độc hại còn “chiến đấu” với các phần mềm chống virus, ngăn chặn chúng cài đặt hoặc quét đúng cách. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải cách ly được phần mềm độc hại khỏi môi trường Windows để loại bỏ chúng khỏi hệ thống.

Khởi động vào chế độ Safe Mode

Chế độ Safe Mode không phải là hoàn toàn bên ngoài Windows, vì vậy chế độ này có thể sẽ không giúp được bạn nếu một phần mềm độc hại đã lây nhiễm sâu vào các tập tin hệ thống. Trong chế độ Safe Mode, Windows sẽ không tải các chương trình khởi động của bên thứ ba hoặc trình điều khiển phần cứng. Nếu phần mềm độc hại đang chạy khi khởi động vào Windows bình thường, nó sẽ không tự động chạy khi khởi động vào chế độ Safe Mode.
Trong chế độ này, người dùng có thể cài đặt một chương trình chống virus, quét phần mềm độc hại rồi loại bỏ nó. Nếu máy tính đã có một chương trình chống virus được cài đặt nhưng không loại bỏ được phần mềm độc hại, hay phần mềm độc hại quay trở lại sau khi được loại bỏ, bạn có thể phải khởi động vào chế độ Safe Mode một lần nữa để loại bỏ các phần mềm độc hại đúng cách.
Để vào chế độ Safe Mode trên Windows 7 hoặc phiên bản cũ hơn, khởi động lại máy tính và bấm nút F8 liên tục khi Windows bắt đầu quá trình khởi động. Chọn chế độ Safe Mode hoặc Safe Mode with Networkingtrong menu xuất hiện. Bình thường chế độ Safe Mode không hỗ trợ truy cập Internet, do đó bạn sẽ phải cài đặt một trình antivirus từ ổ đĩa USB hoặc ổ cứng di động khác, trong khi chế độ Safe Mode with Networking hỗ trợ truy cập Internet, do đó có thể tải về và cập nhật phần mềm virus từ bên trong chế độ Safe Mode rồi tiến hành quét hệ thống.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại
Trên Windows 8 hoặc phiên bản mới hơn, nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings charm. Bấm và giữ phím Shift khi nhấp vào tùy chọn Restart dưới nút nguồn. Máy tính sẽ khởi động lại và truy cập vào một menu tùy chọn khởi động đặc biệt. Nhấp vào mục Troubleshoot>Advanced Options>Startup Settings>Restart. Trong màn hình Startup Settings, nhấn phím F4 hoặc phím số 4 để truy cập vào chế độSafe Mode hoặc nhấn F5 hoặc 5 để vào chế độ Safe Mode with Networking.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại

Sử dụng đĩa khởi động Antivirus

Các công ty chống virus thường tạo ra các đĩa khởi động có thể sử dụng để quét và sửa chữa máy tính bị nhiễm virus cũng như các phần mềm độc hại. Những công cụ này có thể được ghi đĩa CD, DVD hoặc cài đặt vào ổ đĩa USB. Sau đó người dùng có thể khởi động lại máy tính và chọn khởi động từ đĩa CD/DVD/USB. Một môi trường chống virus đặc biệt sẽ được tải, từ đó bạn có thể sử dụng công cụ quét virus tích hợp để quét và sửa chữa.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại
Đây là giải pháp làm việc hoàn toàn bên ngoài Windows, một số đĩa khởi động thậm chí còn dựa trên nền tảng Linux, do đó mà các phần mềm độc hại sẽ không thể khởi chạy giống như khi khởi động trong môi trường Windows. Điều này cho phép các công cụ chống virus phát hiện rootkit và các loại phần mềm độc hại ẩnkhác trên hệ thống, cũng như dễ loại bỏ phần mềm độc hại hiệu quả hơn.

Quét với Linux Live CD

Cũng có thể quét máy tính chạy Windows từ đĩa Linux live CD hoặc USB. Ví dụ, nếu có đĩa cài đặt Ubuntu Linux hoặc ổ đĩa USB thì có thể khởi động lại máy tính thông qua thiết lập khởi động từ đĩa CD/USB để khởi động vào Ubuntu. Nhấp vào liên kết Try Ubuntu để truy cập vào môi trường máy tính để bàn Linux đầy đủ để sử dụng.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại
Từ đây, bạn có thể cài đặt phần mềm chống virus mã nguồn mở như ClamAV hay phần mềm giao diện đồ họaClamTk Virus Scanner, hoặc cài đặt các phiên bản Linux của một phần mềm chống virus thương mại như AVG for Linux hay BitDefender for Unices. Sau đó có thể quét ổ đĩa Windows để tìm và dọn sạch các phần mềm độc hại từ bên trong Linux. Giải pháp này mặc dù hiệu quả nhưng yêu cầu người dùng cần phải có một số kiến thức nhất định về Linux hoặc Googling, vì vậy hầu hết mọi người sẽ thích sử dụng đĩa khởi động tích hợp công cụ chống virus chuyên dụng để thay thế.

Tháo ổ cứng và kết nối với máy tính khác

Nếu phần mềm diệt virus trên máy tính không thể làm việc hiệu quả thì một giải pháp đơn giản khác là tháo ổ đĩa cứng trên máy tính bị nhiễm, sau đó gắn sang một máy tính khác có sẵn phần mềm diệt virus mới hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Bất cứ hệ điều hành trên máy tính nào như Windows, Linux hoặc thậm chí là Mac OS X, bạn đều có thể cài đặt phần mềm chống virus và sử dụng phần mềm đó để quét ổ đĩa cứng khác kết nối vào máy tính. Các phần mềm độc hại có thể được tìm thấy và gỡ bỏ khỏi hệ điều hành khác, do đó phần mềm độc hại sẽ không thể chạy cùng hệ thống và không có khả năng tự bảo vệ khỏi các công cụ diệt virus khác.
Cách quét và sửa máy tính bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại
Tất cả các phương pháp trên sẽ cho phép người dùng chiếm ưu thế trước các phần mềm độc hại chạy trên máy tính của bạn. Thay vì “chiến đấu” với các phần mềm độc hại trong môi trường Windows thuận lợi của chúng, các giải pháp trên sẽ đóng băng tất cả mọi thứ xảy ra trên hệ điều hành chính một cách cẩn thận và xóa bỏ chúng từ bên ngoài một cách hiệu quả nhất.
Tất nhiên, nếu máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại, không có cách nào để hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả các phần mềm độc hại đã được xóa bỏ hoàn toàn. Vì vậy, nhiều người dùng có thể chọn giải pháp cài đặt lại Windows hoặc sử dụng tính năng Refresh hoặc Reset trên Windows 8 để có một hệ thống mới hoàn toàn sạch sẽ.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Tìm và loại bỏ file trùng lặp giúp khôi phục dung lượng ổ cứng


Chắc hẳn trong chúng ta, không ít người có thói quen sao chép hoặc di chuyển các file ra nhiều bản chứa ở nhiều vị trí khác nhau, rồi sau đó kêu mất việc xóa đi những bản đã sao chép. Hoặc đôi khi, download 1 file nào đó ở Internet, nhưng rồi sau đó lại tiếp tục download file đó thêm nhiều lần nữa…
Thậm chí, có nhiều phần mềm mỗi lần sử dụng lại tạo ra nhiều file có nội dung tương tự nhau, nhưng sau đó lại không tự động xóa các file đó đi.
Điều này sẽ gây nên tình trạng lãng phí dung lượng trên ổ cứng, mặc dù những file đó có nội dung chẳng khác gì nhau.

Easy Duplicate Finder là phần mềm miễn phí, cho phép người dùng quét toàn bộ hệ thống và liệt kê những file có nội dung giống nhau để từ đó cho phép người dùng chọn để xóa chúng đi, giúp khôi phục lại dung lượng lưu trữ.

Download phần mềm tại đây.

Sau khi download, giải nén và kích hoạt file EasyDuplicate.exe để sử dụng phần mềm ngay mà không cần cài đặt.
Sử dụng phần mềm khá đơn giản. Từ giao diện chính, bạn nhấn chọn danh sách các thư mục, ổ đĩa muốn phần mềm quét và tìm kiếm các file trùng lặp. Nhấn Add để đưa vào danh sách quét.
Lưu ý: trong trường hợp cần quét toàn bộ hệ thống, bạn nên chọn để đưa vào danh sách quét toàn bộ các phân vùng ổ đĩa đang có.


Tùy thuộc vào số lượng file mà quá trình quét sẽ dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, do phần mềm sẽ vừa quét, vừa so sánh các file với nhau (so sánh dung lượng, nội dụng, tên gọi…) nên quá trình quét sẽ phải mất một khoảng thời gian khá lâu để hoàn tất.

Sau khi quá trình quét kết thúc, một hộp thoại hiện ra thông báo về kết quả mà phần mềm thu thập được.

Giao diện chính của phần mềm sẽ liệt kê danh sách các file giống nhau theo từng nhóm màu sắc, điều này cho phép người dùng dễ dàng nhận biết.

Trong quá trình quét, phần mềm sẽ bỏ qua những file của hệ thống và những file quan trọng, do vậy bạn không cần phải lo lắng nếu xóa đi những file trùng lặp do phần mềm liệt kê.


Dựa vào thông tin do phần mềm cung cấp, bao gồm tên file, đường dẫn của vị trí chứa file, dung lượng… bạn có thể dễ dàng xác định những file nào trùng nhau.

Nếu cần thiết, trước khi quyết định chọn và xóa đi 1 file, bạn nên kích chuột phải vào file đó, chọn Open file with asscociated program để xem trước nội dung của file. Tuy nhiên, có nhiều file rác, file nháp… không phải bao giờ cũng có thể mở để xem trước nội dung như vậy.

Lưu ý: phần mềm không chỉ liệt kê những file có nội dung trùng lặp, mà sẽ liệt kê cả những file gốc, do vậy khi bạn chọn file để xóa, bạn nên lưu ý để lại 1 file trong các file trùng lặp.

Để nhanh chóng chọn lựa những file trùng lặp và để lại 1 file duy nhất, bạn kích chuột phải lên danh sách file, chọn Selecte all files: Leave only oldest version in each Dup.Group. Với sự lựa chọn này, phần mềm sẽ tự động chọn các file trùng lặp mà bỏ qua 1 file gốc có ngày chỉnh sửa cũ nhất.

Trong khi đó, với tùy chọn Selecte all files: Leave only newest version in each Dup.Group, phần mềm sẽ đánh dấu chọn những file trùng lặp, nhưng sẽ bỏ lại những file có thời gian chỉnh sửa gần đây nhất. 

Điều này cho phép phần mềm sẽ chừa lại 1 file gốc trên máy tính mà không xóa đi tất cả.

Hoặc nếu không, bạn có thể sử dụng cách thủ công để đánh dấu chọn từng file trùng lặp.


Cuối cùng, nhấn chọn Delete Selected để xóa đi những file đã được đánh dấu chọn. Phần mềm sẽ hiện ra hộp thoại hỏi bạn có muốn xóa file vào thùng rác không, hay xóa hoàn toàn khỏi máy. Đánh dấu vào tùy chọn tương ứng rồi nhấn Yes để thực hiện quá trình xóa.

Đôi khi một vài file xuất hiện dưới dạng file tạm, file nháp… điều này khiến hệ thống không thể tìm thấy các file đó để xóa. Khi có hộp thoại lỗi xuất hiện, bạn chỉ việc nhấn vào nút Yest to All để bỏ qua lỗi này.

Sau khi hoàn tất quá trình xóa, các file bị xóa sẽ xuất hiện trên danh sách bằng đường gạch đỏ. Để loại bỏ hoàn toàn các file đã bị xóa khỏi danh sách, bạn kích chuột phải và chọn Clean the list from the resolved duplicate.

Như vậy, với sự trợ giúp của Easy Duplicate Finder, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những file trùng lặp, giúp tiết kiệm được 1 phần dung lượng bị chiếm dụng không cần thiết trên ổ cứng.

Lưu ý: do phần mềm sẽ tiến hành quét và kiểm tra cả những file rác trên hệ thống. Điều này sẽ khiến phần mềm mất nhiều thời gian hơn để quét. Do vậy, bạn nên sử dụng 1 phần mềm có chức năng dọn dẹp hệ thống (chẳng hạn Ccleaner đã được Dân trí giới thiệu tại đây) để quét dọn file rác trên hệ thống trước khi bạn sử dụng Easy Duplicate Finder.

Cách giảm tin quảng cáo trong Gmail

Không thể ngăn chặn Google "quét" hộp thư đến hoặc gửi các quảng cáo, nhưng bạn có thể lựa chọn không nhận các quảng cáo cá nhân trong Gmail. Và bạn cũng có thể loại bỏ hoàn toàn một biểu ngữ quảng cáo dễ thấy. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc thực hiện việc đó.
Mới đây, Google đã cập nhật các điều khoản sử dụng dịch vụ Gmail, trong đó làm rõ cách thức mà phần mềm sẽ tự động quét và phân tích nội dung của các email người dùng để công ty có thể cung cấp những thứ gọi là "quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu" ngoài việc truy tìm thư rác và các phần mềm độc hại (malware). Nếu bạn đăng ký một tài khoản Gmail, bạn bắt buộc phải chấp nhận những điều khoản này.
Tuy nhiên, nếu đã sử dụng Gmail trong một thời gian dài, có thể bạn đã biết cách loại bỏ các quảng cáo hiển thị ở phần trên, dưới, bên cạnh và trực tiếp bên trong hộp thư đến. Có lẽ với các điều khoản sử dụng dịch vụ mới của Google, đã đưa ra cho bạn những ý tưởng mới về quảng cáo mà bạn nhìn thấy trong Gmail.
Không có cách nào để ngăn chặn một số quảng cáo xuất hiện, nhưng nếu xem kỹ phần Cài đặt, bạn có thể lựa chọn tránh các quảng cáo phục vụ các đối tượng mục tiêu (targeted ads). Khi đó, có thể loại bỏ một quảng cáo luôn hiển thị phía trên cùng của mọi thư đến mỗi khi bạn truy cập Gmail qua một máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay.
Có lẽ bạn không thích các quảng cáo phục vụ các đối tượng mục tiêu bởi vì chúng là lời nhắc nhở liên tục dịch vụ "quét thận trọng" các thư cá nhân của Google. Hoặc có lẽ bạn chỉ thấy các quảng cáo phục vụ đối tượng mục tiêu khó loại bỏ hơn so với các quảng cáo không phù hợp với bạn và sở thích của bạn. Bất kể vì lý do gì, bạn có thể chọn thoát khỏi những "quảng cáo dựa trên sở thích" của Google và nhận các quảng cáo theo ngữ cảnh nghĩa là có thể dựa trên tin nhắn bạn đang đọc nhưng không dựa trên nội dung toàn bộ thư đến cũng như lịch sử tìm kiếm của Google hay những thông tin tài khoản khác.
Cách giảm tin quảng cáo trong Gmail
Để làm được điều này, mở trang Cài đặt Quảng cáo trên Google, cuộn xuống phần "Cài đặt Tắt" (Opt out) và nhấp chọn liên kết "Tắt quảng cáo dựa trên sở thích trên Google" (Opt out of interest-based ads on Google).
Tiếp theo, hãy loại bỏ các quảng cáo bằng biểu ngữ, văn bản ở phía trên mỗi thư đến của Gmail. Bạn có thể chặn các quảng cáo này nhưng có một cách dễ để loại bỏ chúng hoàn toàn. Hãy nhấp chọn biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải Gmail để lựa chọn Cài đặt. Sau đó chọn thẻ Web Clips (Đoạn nội dung trên web) và bỏ lựa chọn "Hiển thị các đoạn nội dung trên web của tôi phía trên Hộp thư đến" (Show my web clips above the Inbox).
Cách giảm tin quảng cáo trong Gmail
Bây giờ, bạn đã có thể loại bỏ bất kỳ quảng cáo nào xuất hiện dưới dạng tin nhắn trong thẻ "Quảng cáo" (Promotion) trong hộp thư đến của Gmail. Tuy nhiên, để làm được như vậy, bạn phải xóa thẻ Quảng cáo. Nhưng với tôi, tôi không bao giờ xem những quảng cáo trong thẻ Promotion, và xóa thẻ này đi sẽ làm xuất hiện hàng loạt các tin nhắn trong hộp thư đến mà lẽ ra chúng phải được cách ly trong thẻ Promotions.
Nếu bạn vẫn muốn xóa thẻ Promotions, hãy chọn mục Hộp thư đến trong phần Cài đặt và bỏ dấu chọn ở mục"thẻ Promotions".
Ngoài ra, đối với người dùng Chrome có thể sử dụng phần mở rộng Gmelius sẽ cho phép tùy chỉnh các yếu tố hiển thị trên Gmail.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Lắp ráp máy tính PC

   
I - Chuẩn bị thiết bị
 Chọn thiết bị cho một bộ máy tính

Các thiết bị có tính tương thích 
   Khi xây dựng cấu hình của một bộ máy tính, bạn luôn nhớ đến tính tương thích của 4 thiết bị sau:
  • CPU
  • Mainboard
  • RAM
  • Card Video
   Các thiết bị trên nếu không tương thích sẽ dẫn đến các hiện tượng => không chạy được hoặc không khai thác được tốc độ tối ưu.
   Ngoài ra các thiết bị khác như ổ HDD, ổ CD ROM, Card Sound, Bàn phím, Chuột, Màn hình bạn có thể lựa chọn tuỳ ý mà không sợ ảnh hưởng đến độ tương thích, riêng ổ cứng nếu bạn muốn sử dụng ổ SATA thì bạn phải mua Mainboard có khe cắm SATA.
  1. Chọn mua CPU
    Bạn nên chọn mua CPU đầu tiên, khi chọn CPU bạn cần quan tâm các thông số sau :
       Tốc độ : Bạn muốn mua CPU có tốc độ bao nhiêu GHz là tuỳ theo nhu cầu công việc, các công việc liên quan đến đồ hoạ như xử lý ảnh, thiết kế đồ hoạ, game 3D thì bạn cần mua chip Pentium có tốc độ >= 2GHz
       Chủng loại : Bạn chọn chíp Pentium hay Celeron, nếu là máy tính dùng cho các ứng dụng đồ hoạ thì bạn nên chọn chíp Pentium, chíp Celeron chỉ phù hợp cho các ứng dụng văn phòng.
       Kiểu chân cắm:  Chíp Intel có hai loại chân cắm là Soket 478 và Soket 775, ngoài ra kiểu chân cắm Socket 939 chỉ dùng cho Chíp hãng AMD, nếu bạn muốn mua Chíp 2 nhân hoặc 4 nhân của Intel  thì chỉ có ở Soket 775.
       Số lõi ( Core ): Với cùng một tốc độ GHz nhưng chíp Dual Core ( 2 lõi ) có tốc độ xử lý nhanh gần gấp đôi chíp thường, chíp Core 2 Duo ( 4 lõi ) có tốc độ gấp hơn 2 lần chíp thường, thông thường bạn chọn chíp Dual Core khi tốc độ chíp thường không thoả mãn nhu cầu của bạn vì giá thành của Chíp này vẫn khá đắt .
       Tốc độ Bus ( FSB ) : Đây là tốc độ truyền dữ liệu ra vào qua chân CPU, tốc độ này càng nhanh thì càng tốt, tuy nhiên tốc độ này phải được Mainboard hỗ trợ, vì vậy tốc độ FSB càng cao thì bạn phải mua Mainboard càng đắt tiền.

    Chíp Pentium 4 Soket 478


    Chíp Pentium 4 thường Soket 775

    Chíp Dual Core có hiệu quả xử lý gấp gần 2 lần chíp thường cùng tốc độ


    Chíp Core 2 Extreme có hiệu quả xử lý gấp trên 2 lần chíp thường cùng tốc độ



    Chíp Core 2 Quad có hiệu quả xử lý gấp khoảng 4 lần chíp thường cùng tốc độ

     
  2. Chọn mua Mainboard
    Sau khi đã có CPU bây giờ bạn phải chọn Mainboard thoả mãn các điều kiện sau:
       Socket ( đế cắm CPU ) : Bạn phải mua Mainboard có đế cắm hợp với kiểu chân CPU, Mainboard Pen 4 hiện nay có 3 kiểu chân CPU là Soket 478, Soket 775 và Soket 939 trong đó Soket 775 là phổ biến nhất.
       Support FSB : Đây là FSB mà Mainboard hỗ trợ, mỗi Mainboard có thể hỗ trợ từ 2 đến 3 tốc độ FSB, bạn phải mua Mainboard có tốc độ FSB hỗ trợ CPU mà bạn đã chọn.
       Khe SATA : Nếu bạn muốn sử dụng ổ cứng SATA thì Mainboard phải có khe SATA, hầu hết các Mainboard ngày nay đều hỗ trợ khe cắm này .
       Card PCI Express 16X :  Nếu bạn muốn sử dụng Card màn hình đồ hoạ mạnh thì bạn nên mua Mainboard có hỗ trợ Card này


      
                 Mainboard có đế cắm CPU là Soket 775

        Câu hỏi ?? - Một Mainboard lắp được chíp Pentium thường thì có lắp được chíp Dual Core không ?, biết rằng hai chíp này có cùng Soket và cùng FSB.
        Trả lời : Lắp được nếu như chíp Dual Core đó có Soket và FSB mà Mainboard hỗ trợ, tuy nhiên thì chíp Dual Core hay Core 2 Duo thường có tốc độ FSB cao hơn chíp thường, vì vậy bạn chỉ cần quan tâm đến FSB xem Mainboard nó có Support không là đủ .
     
  3. Chọn mua RAM
    Bây giờ mua RAM bạn phải mua theo Mainboard và theo tốc độ FSB của CPU.
       Kiểu RAM : Bạn cần xem Mainboard hỗ trợ DDR, DDR2 hay DDR3 từ đó bạn mua RAM tương ứng, nếu bạn mua không đúng thì sẽ không cắm vừa vì chân cắm của 3 loại này khác nhau.
       Tốc độ RAM BUS :  Mỗi Mainboard thường hỗ trợ từ 2 đến 3 tốc độ BUS của RAM, bạn phải mua RAM có tốc độ BUS thuộc phạm vi Mainboard hỗ trợ .Ngoài ra bạn nên mua RAM có tốc độ BUS theo CPU như sau: Lấy tốc độ Bus của CPU chia 2 rồi tăng lên một nấc là tối ưu nhất : ( nếu tốc độ này mà Main  không hỗ trợ thì bạn chọn bằng 1/2 tốc độ Bus của CPU )
                 BUS RAM = FSB(CPU) / 2  => rồi tăng lên một nấc
    Ví dụ : Bạn đã mua CPU có FSB = 800MHz thì bạn chọn BUS RAM như sau:
        BUS RAM = 800 / 2 = 400MHz  => tăng lên 1 nấc là 533MHz
       Dung lượng RAM : Dung lượng RAM tính bằng MB, nó không ảnh hưởng đến độ tương thích, bạn chọn dung lượng càng cao càng tốt nhưng không được nhỏ hơn 256MB


                   Thanh DDR có 184 chân, có các loại Bus là 200, 266, 333, 400MHz
    Khi mua RAM, dung lượng càng cao càng tốt còn tốc độ Bus phải được Mainboard hỗ trợ và phù hợp với Bus của CPU


               Thanh DDR2 có 240 chân có các loại Bus 400, 533, 667 và 800MHz
     
  4. Chọn mua Card Video:
    - Nếu bạn mua Mainboard đã có Card onboard thì bạn không cần quan tâm đến đều này nữa
    - Nếu Mainboard chưa có thì khi bạn lắp Card Video, bạn cần xem Mainboard hỗ trợ Card loại gì AGP hay PCI Express và từ đó bạn cần mua Card phù hợp, với Card AGP bạn nên dùng Card 8X



                 Card Video chuẩn AGP 8x

             Card Video chuẩn PCI Express 16x

    Các thiết bị chọn tuỳ ý   
     
  5. Chọn mua Ổ cứng.
      Ổ cứng là thiết bị tuỳ chọn, bạn có thể mua ổ nào cũng được tuỳ theo sở thích và nhu cầu của bạn, bất kỳ ổ cứng gì, dung lượng và tốc độ bao nhiêu nó cũng tương thích với máy của bạn miễn là nó có chân cắm phù hợp với Mainboard
        Trên các Mainboard ngày nay hầu hết đều hỗ trợ hai loại ổ cứng là ổ ATA theo chuẩn cũ gắn trên khe IDE và ổ SATA theo chuẩn mới gắn trên khe SATA



       Bạn có thể mua ổ cứng nào cũng được, dung lượng và số vòng quay / phút càng cao càng tốt mà không ảnh hưởng gì đến độ tương thích, tuy nhiên các ổ SATA có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn vì vậy làm cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơn .





    Nếu bạn mua ổ ATA thì gắn vào khe IDE theo cáp song song, nếu bạn mua
     ổ SATA thì gắn vào khe SATA bằng cáp SATA như ảnh minh hoạ ở trên
     
  6. Chọn mua Ổ CD ROM
    - Bạn có thể chọn mua Ổ CD ROM , ổ R/W CDROM,  hay ổ  DVD đều lắp được cho máy tính của bạn.
    - Chuẩn ổ CDROM hiện nay là 52X, các chuẩn cũ là 48X hoặc thấp hơn, số X càng cao thì tốc độ đọc càng nhanh mà thôi, còn ổ bao nhiêu X thì bạn cũng vẫn sử dụng được.
    - Nếu bạn chỉ có nhu cầu sử dụng đĩa VCD hay đĩa Data thông thường thì bạn mua ổ CD ROM
                  
        Các ổ đĩa CD ROM hay DVD ngày nay vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp IDE

    - Nếu bạn thỉnh thoảng có nhu cầu ghi dữ liệu vào đĩa CD thì mua ổ R/W CDROM
    - Nếu bạn có nhu cầu xử dụng đĩa DVD thì bạn phải mua một ổ đĩa DVD
     
  7. Chọn mua Case & Bộ nguồn
    - Bạn nên mua một bộ nguồn có công suất tối thiểu là 400W, riêng bộ nguồn bạn không nên tiết kiệm bởi vì nếu một bộ nguồn chạy không ổn định có thể làm hư hỏng các bộ phận khác như Mainboard, CPU v v..
    - Case ( vỏ máy ) bạn có thể chọn một Case theo sở thích.


     
  8. Chọn mua Card Sound ( card âm thanh )
    - Nếu Mainboard không có Card âm thanh Onboard thì bạn phải lắp thêm Card âm thanh để nghe nhạc.
    - Card âm thanh có rất nhiều loại từ vài chục ngàn đến hàng triệu, bạn có thể lắp loại Card gì cũng được tuỳ theo sở thích nghe nhạc của bạn.



    Card âm thanh ( Card Sound ) gắn vào khe PCI, Card đắt tiền đồng
    nghĩa với chất lượng âm thanh cao hơn

     
  9. Chọn mua Card Net ( card mạng )
    - Nếu Mainboard không có Card mạng Onboard thì bạn phải lắp thêm Card Net để có thể kết nối máy tính vào mạng Internet ADSL hoặc kết nối nhiều máy tính với nhau.
    - Bạn cũng có thể mua Card Net bất kỳ của hãng SX nào nó đều tương thích với máy tính của bạn, tốc độ Card Net càng cao thì bạn truy cập Internet càng nhanh



                Card Net ( Card mạng ) gắn vào khe PCI
     
  10. Chọn mua Chuột & Bàn phím 
    - Bạn có thể mua bất kỳ loại bàn phím và  loại chuột nào mà bạn thích, máy tính của bạn đều sử dụng được .

     
  11. Chọn màn hình Monitor
    - Bạn có thể mua bất kể loại màn hình nào mà bạn thích kể cả màn hình cũ, nhưng bạn lưu ý về độ phân giải của nó, độ phân giải của màn hình càng cao thì càng tốt.


     
  12. Chọn mua Loa
    Loa bạn có thể chọn mua tuỳ ý theo sở thích nghe nhạc

II - Lắp ráp máy tính
  Các bước lắp ráp một bộ máy tính
1 - Chuẩn bị Mainboard
  
2 - Chuẩn bị CPU và Quạt
(CPU phải có BUS được Mainboard hỗ trợ)
  
3 - Chuẩn bị RAM
(RAM phải  được Mainboard hỗ trợ về chủng loại và tốc độ BUS)
  
4 - Chuẩn bị Card Video
(Card Video phải được Mainboard hỗ trợ như Card AGP hay PCI Express)
  
5 - Chuẩn bị ổ cứng
(Nếu ổ SATA phải được Mainboard hỗ trợ)
  
6 - Chuẩn bị ổ CD ROM hoặc ổ DVD
  
7 - Chuẩn bị bộ nguồn ATX khoảng 400 đến 500W
  
8 - Chuẩn bị thùng máy- CASE
  
9 - Cáp ổ cứng, ổ CD ROM và cáp nguồn cho ổ cứng SATA
  
10 - Lắp CPU vào Mainboard
(Nâng nắp đậy Socket của CPU lên)
  
12 - Đặt CPU vào Socket
(Bạn không thể đặt ngược được vì Socket có phần khuyết trùng với phần khuyết của CPU)
  
13 - Hạ cần xuống để giữ cố định CPU
  
14 - Bôi chút mỡ dẫn nhiệt lên lưng của CPU
  
15 - Lắp quạt làm mát cho CPU vào đúng vị trí
  
16 - Ấn chốt giữ ở bốn góc của quạt làm mát  xuống
  
17 - Lắp thanh RAM vào Mainboard
(Nếu bạn sử dụng 2 thanh RAM thì phải có cùng chủng loại, cùng tốc độ BUS)
  
18 - Lắp Card Video Express hoặc Card AGP vào khe cắm Video
(Nếu Mainboard đã có Video on board thì bỏ qua bước này)
  
19 - Cấp nguồn cho Mainboard
  
20 - Chú ý chiều cắm cáp nguồn
  
21 - Cắm dây nguồn 4 sợi cho Mainboard
(Dây 4 sợi sẽ cấp điện cho CPU)
  
22 - Chú ý chiều cắm
  
23 - Đấu màn hình vào, dùng tô vít hoặc panh chập hai chân PWR SW (chân công tắc trên Mainboard) để mở nguồn và kiểm tra- Nếu máy phát ra một tiếng bíp sau vài giây bật nguồn điều này chứng tỏ các thiết bị đã hoạt động tốt
  
24 - Màn hình đã hiển thị phiên bản BIOS chứng tỏ rằng các thiết bị lắp đặt đã hoạt động tốt
  
25 -  Tháo nguồn và Card video ra, chỉ để lại CPU và RAM trên Mainboard để chuẩn bị lắp vào thùng máy
  
26 - Lắp cái chắn ở phía sau của thùng máy
  
27 - Chuẩn bị ốc để đỡ Mainboard
  
28 - Lắp các ốc đỡ Mainboard tại các vị trí mà Mainboard có lỗ chân ốc
  
29 - Đặt Mainboard vào đúng vị trí trong thùng máy
  
30 - Bắt các ốc để giữ Mainboard, không nên vặn quá chặt sẽ bị dập Main
  
31 - Lắp bộ nguồn vào thùng máy và bắt chặt các ốc giữ
  
32 - Lắp ổ cứng vào vị trí
  
33 - Bắt 4 ốc để giữ ổ cứng
  
34 - Lắp ổ CD ROM vào
  
35 - Đấu dây nguồn cho ổ cứng SATA
  
36 - Chú ý chiều của rắc cắm dây nguồn có khoá hình chữ L
  
37 - Đấu cáp nguồn cho ổ cứng
  
38 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA
  
39 - Bạn không thể đấu ngược cáp vì đầu cáp có khoá hình chữ L
  
40 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ cứng SATA
  
41 - Đấu cáp tín hiệu cho ổ CD ROM vào khe IDE
(Chân cắm ở giữa chia cáp ra thành hai đoạn thì bạn quay chiều đoạn dây dài về phía Mainboard)
  
42 - Đấu cáp tín hiệu vào ổ CD ROM
 
  
43 - Cấp nguồn cho ổ CD ROM
  
44 - Đấu các dây công tắc của vỏ máy vào Mainboard
- POWER LED - Dây đèn báo nguồn
- POWER SW - Dây công tắc mở nguồn
- RESET SW - Dây công tắc Reset
- HDD LED - Đèn báo ổ cứng
  
45 - Các dây đèn Led có phân biệt chiều âm dương, dây trắng sẽ là âm, dây xanh hoặc đỏ hoặc cam sẽ là dương
 
  
46 - - Các dây công tắc và loa thì không phân biệt chiều âm dương
  
47 - Lắp Card Video vào khe mở rộng (Nếu máy chưa có Card on board)
  
48 - Lắp Card Net vào khe mở rộng PCI
(Nếu máy có on board thì thôi)
  
49 - Công việc lắp ráp đã hoàn tất, bạn hãy cắm điện và bật công tắc, nếu máy phát ra một tiếng bíp và hiện lên màn hình phiên bản BIOS là xong=> Bây giờ bạn bắt tay vào cài đặt và phân vùng cho đĩa cứng, công việc sẽ được đề cập ở bài sau >>>>