Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Hướng dẫn sửa lỗi Access Denied trong quá trình truy cập file hoặc thư mục trên Windows

Trong quá trình mở một file hoặc một thư mục trên Windows, nhưng bạn không thể mở được và trên màn hình bạn nhận được thông báo lỗi “Folder is not accessible. Access is denied”. Nguyên nhân gây ra lỗi có thể là do các file đã bị lỗi, hoặc các file đã bị mã hóa, profile người dùng bị lỗi,...
Ngay cả khi đăng nhập chính xác tên truy cập và mật khẩu thường dùng, bạn cũng không thể mở được thư mục đó.
Vậy làm sao để khắc phục được lỗi này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Quản trị mạng.
 lỗi Access Denied
Sửa lỗi Access Denied trong quá trình truy cập file hoặc thư mục trên Windows:

1. Mã hóa các file hoặc thư mục

Mã hóa là giải pháp tốt nhất để bảo vệ các tập tin và thư mục của bạn không bị người khác truy cập trái phép. Trường hợp nếu bạn không thể truy cập được các file và thư mục này, cách tốt nhất là mã hóa các file và thư mục.
Thực hiện theo các bước dưới đây để mã hóa các file và thư mục:
Kích chuột phải vào file hoặc thư mục rồi chọn Properties. Tiếp theo trên cửa sổ Properties, chọn thẻ General rồi click chọn nút Advanced.
Tại đây bạn chỉ cần bỏ tích mục Encrypt contents to secure data đi là xong.
bỏ tích mục Encrypt contents to secure data
Nếu tùy chọn Encrypt contents to secure data được chọn, bạn phải xác nhận để giải mã các file và mở các file đó.

2. Giành lại quyền làm chủ các file hoặc thư mục

Để giành lại quyền làm chủ các file hoặc thư mục, đầu tiên bạn kích chuột phải vào file hoặc thư mục mà bạn muốn mở rồi chọn Properties để mở cửa sổ Properties. Tại đây bạn chọn thẻ Security.
Nếu không có quyền truy cập thư mục, trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy thông báo yêu cầu bạn sử dụng quyền Admin để truy cập thư mục. Nhiệm vụ của bạn là click chọn Continue để tiếp tục. Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện một cửa sổ popup có chứa các tùy chọn để bạn thay đổi chủ sở hữu.
chọn Continue
Tại mục Change Owner to, chọn tài khoản user hoặc tài khoản Admins của bạn. Tiếp theo đánh tích chọn tùy chọn Replace owner on subcontainers and objects.
chọn tài khoản user hoặc tài khoản Admins của bạn
Click chọn OK, và lúc này trên màn hình tiếp tục xuất hiện thông báo: “You do not have permission to read the contents of directory Folder. Do you want to replace the directory permissions with permissions granting you Full Control? All permissions will be replaced if you press Yes”.
Click chọn Yes để tiếp tục.
chọn Yes
Bạn có thể thiết lập lại các chế độ bảo mật và cho phép quyền truy cập cần thiết đối với nội dung thư mục và thư mục trên.

3. Sử dụng Disk Error Checking 

Chạy lệnh CheckDisk hay còn gọi là Disk Error Checking được tích hợp trên Windows 8. Trên Windows 8, Micorsoft đã thiết kế lại tiện ích chkdsk - công cụ để phát hiện, kiểm tra và sửa lỗi phân vùng ổ đĩa. Ngoài ra trên Windows 8, Microsoft cũng giới thiệu một tập tin hệ thống có tên gọi là ReFS không yêu cầu chkdsk offline để sửa lỗi.

4. Tắt chế độ Simple File Sharing (Trên Windows XP)

Để tắt chế độ Simple File Sharing, đầu tiên kích chuột vào Start, My Computer. Trên trình đơn Tools, bạn kích chuột vào Folder Options, View.
Tiếp theo, tại mục Advanced Settings, bỏ tích mục Use simple file sharing (Recommended) rồi click chọn OK là xong.
bỏ tích mục Use simple file sharing (Recommended)

Lỗi Outlook không đồng bộ email trên Windows 10

Gần đây, trên một số diễn dàn về công nghệ, không ít người dùng Outlook đã phàn nàn rằng ứng dụng/công cụ gửi nhận email này gần như không thể tự động đồng bộ hóa sau khi Windows Update cập nhật hệ thống. Ngay lập tức, rất nhiều phản hồi về việc khắc phục vấn đề này đã nhanh chóng được cộng đồng mạng đưa ra.
Chính vì vậy, nếu chẳng may cũng đang gặp phải tình trạng trên, bạn hãy mạnh dạn áp dụng ngay những thao tác sau đây.
Đối với Outlook 2007, trong giao diện chính, bạn hãy nhấn Tools > Options. Trong hộp thoại Options, bạn hãy chọn thẻ Mail Setups và nhấn nút E-mail Account… và thực hiện theo các thao tác bên dưới.
Đối với người dùng Outlook 2010 và 2013, bạn hãy nhấn chọn thẻ File > Info, sau đó nhấn tiếp vào mục Account Settings > Account Settings… ở vùng bên phải.
Từ bây giờ, trên tất cả phiên bản Outlook, bạn tiếp tục nhấn chọn tài khoản email mình muốn và nhấn tiếp nút Repair tại cửa sổ Account Settings vừa xuất hiện.
Khi đó, hộp thoại Repair Account box xẽ xuất hiện, cho phép bạn điền một số thông tin cá nhân cơ bản của mình. Một khi nhấn Next, Outlook sẽ bắt đầu quá trình sửa chữa lại tài khoản Outlook.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh dấu chọn vào ô Manual setup or additional server types rồi nhấn Next. Lúc này, Outlook sẽ cho phép bạn cấu hình lại từ đầu tài khoản email của mình.
Sau khi đã hoàn tất mọi “thủ tục” bạn chỉ cần khởi động lại Outlook để những thay đổi được áp dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn phải nhấn nút Send/Receive để đồng bộ hóa thủ công trong lần sử dụng đầu tiên.

Thủ thuật giúp shutdown nhanh máy tính

Cần chắc chắn rằng Windows không xóa các tập tin Page File khi Shutdown
Về cơ bản, Windows sử dụng một tập tin với tên gọi Page File (C:\pagefile.sys), có chức năng trao đổi, lưu trữ các dữ liệu trên RAM vào tập tin này khi RAM đầy hoặc quá tải, còn được biết đến như một bộ nhớ ảo nằm trên ổ cứng.
Mặc dù Page File chiếm rất nhiều dung lượng lưu trữ của ổ cứng, nhưng hệ thống cũng có một thiết lập ẩn, mặc định vô hiệu hóa, có khả năng nhằm xóa bỏ page file khi máy tính bắt đầu vào quá trình Shutdown.
Cụ thể hơn, nếu được kích hoạt (bởi người dùng hoặc do một ứng dụng/công cụ nào đó), thiết lập này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu được lưu trong tập tin này nhằm đảm bảo không có bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào bị rỏ rỉ ra khi ổ cứng bị tháo rời khỏi máy tính và tiến hành kiểm tra tập tin Page File.
Tuy nhiên, quá trình tắt máy (Shutdown) nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào dung lượng của tập tin Page File và tốc độ của ổ cứng.
Do vậy, nếu đang dùng ổ cứng HDD có dung lượng lớn, bạn có thể vô hiệu hóa thiết lập ẩn trên nhằm giúp việc Shutdown máy tính trở nên nhanh hơn.
Để thực hiện, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập từ khóa regedit vào hộp thoại RUN vừa xuất hiện và nhấn OK.
Tại cửa sổ Registry, bạn tiếp tục truy cập đến đường đẫn
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Session Manager\Memory Management
Ở vùng giao diện bên phải của khóa Memory Management, bạn hãy tìm đến khóa ClearPageFileAtShutdown. Trong trường hợp không tìm thấy khóa này, bạn hãy yên tâm rằng Windows chưa được thiết lập để xóa Page File khi Shutdown máy.
Đối với trường hợp tìm thấy khóa này, bạn hãy kiểm tra giá trị cuối cùng của cột Data (được ghi dưới dạng “0x00000000 (0)” ) . Nếu cột này hiển thị giá trị 1 thì điều đó có nghĩa rằng, Windows đã được thiết lập để xóa Page File khi quá trình Shutdown diễn ra.
Do đó, hãy nhấn đúp vào khóa ClearPageFileAtShutdown và thay đổi giá trị của mục Value thành 0 rồi khởi động lại máy để hệ thống áp dụng thay đổi.
Kiểm tra các Services ảnh hưởng đến quá trình Shutdown
Các ứng dụng/công cụ và dịch vụ (Services) chạy ngầm cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng quá trình Shutdown máy tính trở nên chập chạm. Do vậy, bạn cần phải kiểm xem ứng dụng/công cụ hoặc dịch vụ nào đang gây nên tình trạng này.
Để thực hiện, hãy nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập từ khóa eventvwr vào hộp thoại RUN và nhấn Enter.
Trong cửa sổ Event Viewer, ở thanh điều hướng bên trái, bạn hãy truy cập theo đường dẫn
Applications And Services Logs\Microsoft\Windows\Diagnostics-Performance\Operational
Lưu ý, trong trường hợp thư mục Applications And Services Logs không hiển thị những thư mục con bên trong, bạn hãy nhấn phải chuột và chọn Open Saved Log..
Tiếp đến, hãy nhấn phải chuột vào tập tin Operational, chọn Filter Current Log
Lúc này, tại cửa sổ Filter Current Log, bạn hãy nhập 203 vào khung Event IDs và nhấn OK. Thao tác này sẽ hiển thị những bản nhật ký (log) liên quan đến quá trình Shutdown.
Tại danh sách vừa hiển thị, bạn có thể biết được những dịch vụ (services) đang ảnh hưởng đến quá trình tắt máy với ghi chú như sau: “This service caused a delay in the system Shutdown process”.
Từ bây giờ, nếu các dịch vụ (services) liên quan đến các ứng dụng/công cụ thứ 3 nhưng ít khi dùng, hãy mạnh dạn gỡ bỏ chúng.
Thiết lập lại giá trị WaitToKillServiceTimeout
Về cơ bản, Windows sẽ không tắt ngay lập tức khi người dùng nhấn nút Shut Down. Thay vào đó, hệ thống sẽ gửi thông báo “the system is shutting down” đến mọi ứng dụng/phần mềm, các dịch vụ ngầm đang hoạt động. Khi đó, Windows sẽ chờ trong giây lát để cho phép các ứng dụng/phần mềm, các dịch vụ hoàn tất việc lưu trữ dữ liệu và tự đóng trước khi máy tính tắt.
Mặc định, Windows sẽ chờ khoảng 5 giây sau khi bạn nhấn Shut Down, nếu như các dịch vụ chạy ngầm hoàn tất trước 5 giây, máy tính sẽ tắt ngay lập tức.
Tuy nhiên, tương tự tập tin Page File, một số ứng dụng/công cụ của hãng thứ 3 cũng có thể can thiệp vào thời gian Shutdown của hệ thống
Do đó, để chắc chắn rằng thời gian Shutdown của hệ thống không bị thay đổi, bạn có thể kiểm tra bằng cách, vẫn trong cửa sổ Registry Editor, hãy truy cập đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control
Tại vùng bên phải của khóa Control, bạn tiếp tục tìm đến thiết lập WaitToKillServiceTimeout. Nếu cột Data của thiết lập này được cấu hình ở giá trị 5000 thì điều này có nghĩa rằng sau 5 giây, máy tính sẽ tắt.
Tuy nhiên, nếu giá trị này bị thay đổi, bạn có thể thiết lập về mức 5000 bằng cách nhấn đúp vào WaitToKillServiceTimeout, sau đó thay đổi giá trị ở mục Value rồi nhấn OK.
Lưu ý, để các dịch vụ có đủ thời gian để tự hoàn tất sao lưu dữ liệu của mình, tốt nhất bạn không nên thiết lập giá trị dưới mức 5000. Cuối cùng, hãy khởi động lại máy tính để áp dụng các thay đổi này.

7 thủ thuật Windows Group Policy bạn nên biết

Về cơ bản, Group Policy là công cụ có sẵn trên Windows dùng để tùy chỉnh một số thiết lập liên quan đến việc kiểm soát hệ điều hành này. Thông thường, các thao tác tùy chỉnh đều dành riêng cho quản trị viên máy tính hoặc những người am tường về Windows để họ có thể theo dõi và quản lý tài khoản trên PC một cách dễ dàng nhất.
Do đó, nếu là người quản lý máy tính trong môi trường công ty hay đơn giản chỉ là muốn kiểm soát tài khoản của các thành viên khác trên máy PC của gia đình, bạn hãy tham khảo một số thủ thuật đơn giản sau đây.
Tuy nhiên, trước khi bắt tay thực hiện, bạn cần phải khởi chạy Group Policy bằng cách sử dụng tổ hợp phím Windows + R, sau đó nhập từ khóa gpedit.msc vào hộp thoại Run vừa xuất hiện và nhấn OK.
Theo dõi thông tin đăng nhập
Với Group Policy, bạn có thể thiết lập Windows tự động ghi lại tất cả thông tin liên quan đến việc đăng nhập máy tính bằng bất kỳ tài khoản người dùng nào, cho dù là thành công hay thất bại. Nhờ đó, bạn có thể biết chính xác ai đang sử dụng máy tính này.
Và để thực hiện, tại cửa sổ Group Policy, bạn hãy truy cập vào đường dẫn sau: Computer Configuration > Windows Settings > Security Settings > Local Policies > Audit Policy
Sau đó, hãy nhấn đúp vào thiết lập Audit logon events.
Tại đây, hãy đánh dấu chọn vào 2 ô Success và Failure, sau đó nhấn OK để hoàn tất. Từ bây giờ, Windows sẽ ghi lại mọi lần đăng nhập vào máy tính từ bất kỳ tài khoản nào, cho dù thành công hay thất bại.
Để xem các bản ghi đăng nhập (log), bạn nhập từ khoán eventvwr vào cửa sổ RUN rồi nhấn OK.
Trong cửa sổ vừa xuất hiện, bạn hãy mở rộng cột Windows Log và nhấn chọn tiếp mục Security. Tại vùng giao diện giữa, cột Event ID sẽ hiển thị số 4624 đối với những lần đăng nhập thành công và 4625 cho những lần đăng nhập thất bại.
Nếu tiếp tục nhấn đúp vào bản log này, hệ thống sẽ hiển thị thông tin chi tiết về người dùng đã đăng nhập vào.
Cấm truy cập vào Control Panel
Về cơ bản, Control Panel là trung tâm của mọi thiết lập trên windows, bao gồm cả bảo mật và các tính năng khác. Tuy nhiên, nếu như không muốn người dùng khác truy cập vào trung tâm này, bạn có thể thiết lập điều này bằng cách vẫn trong cửa sổ Group Policy, bạn truy cập theo đường dẫn:
User Configuration > Administrative Templates > Control Panel, sau đó nhấn đúp vào thiết lập Prohibit access to Control Panel.
Lúc này, bạn chỉ cần nhấn chọn Enable rồi OK.
Từ bây giờ, Control Panel sẽ bị gỡ bỏ khỏi trình đơn Start và không người dùng nào có thể truy cập vào trung tâm này, kể cả bằng cửa số RUN.
Cấm cài đặt phần mềm
Để thực hiện điều này, trong cửa sổ Windows Group Policy, bạn chỉ cần truy cập đường dẫn như sau: Computer Configuration > Administrative Templates > Windows Components > Windows Installer
Tại đây, bạn hãy nhấn đúp vào thiết lập Disable Windows Installer.
Lúc này, bạn tiếp tục nhấn chọn Enable và chọn Always trong trình đơn thả xuống thuộc vùng Options ngay bên dưới là hoàn tất.
Từ bây giờ, người dùng khác sẽ không thể cài đặt các phần mềm vào máy tính. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tải về hoặc di chuyển các tập tin cài đặt trong ổ cứng của máy.
Ngăn thiết bị lưu trữ di dộng kết nối với máy tính
Tương tự việc cấm cài đặt các phần mềm mới được hướng dẫn trên, nếu muốn ngăn những người dùng khác kết nối thiết bị lưu trữ di động như USB với máy tính, bạn hãy truy cập đường dẫn sau: User Configuration > Administrative Templates > System > Removable Storage Access rồi nhấn đúp vào tùy chọn Removable Disk: Deny read access
Tại đây, sau khi chọn Enable và nhấn OK, máy tính sẽ không nhận bất kỳ thiết bị lưu trữ nào ngoài ổ cứng của máy.
Ngoài ra, nếu muốn cho phép người dùng khác xem nhưng không được chép dữ liệu vào thiết bị lưu trữ gắn di động, bạn hãy nhấn đúp vào tùy chọn Removable Disks: Deny write access ngay bên dưới và thực hiện các thao tác tương tự.
Ngăn chặn một số ứng dụng cụ thể
Group Policy cũng cho phép người dùng tạo ra danh sách "đen" cho một số ứng dụng cụ thể. Bằng cách này, người quản trị có thể hạn chế tối đa những ứng dụng không phục vụ vào công việc hay đơn giản là không muốn người dùng sử dụng chúng.
Để thực hiện, hãy truy cập theo đường dẫn: User Configuration > Administrative Templates > System
Sau đó, hãy nhấn đúp vào thiết lập Don’t run specified Windows applications
Tại cửa sổ vừa xuất hiện, bạn chỉ cần nhấn nút Show, sau đó nhập tên ứng dụng mình muốn chặn. Lưu ý, bạn phải nhập toàn bộ tên, bao gồm cả định dạng của ứng dụng này, chẳng hạn như CCleaner.exe, CleanMem.exe hoặc lol.launcher.exe
Ngoài ra, bạn cũng có thế nhấn đúp vào tùy chọn Run only specified Windows applications. Tương tự tùy chọn trên, Run only specified Windows applications chỉ cho phép người dùng sử dụng những ứng dụng cụ thể, còn lại sẽ bị chặn.
Ẩn các phân vùng trong This PC/ My Computer
Có thể nói, đa số quản trị viên máy tính đều tạo ra một phân vùng để chứa những dữ liệu quan trọng dành cho việc phục hồi hệ thống khi cần. Tuy nhiên, nếu muốn người dùng khác không thể nhìn thấy phân vùng này, bạn có thể áp dụng phương pháp sau:
Vẫn trong cửa sổ Group Policy, bạn hãy truy cập: User Configuration > Administrative Templates > Windows Components > Windows Explorer và nhấn đúp vào thiết lập Hide these specified drives in My Computer.
Tại đây, hãy nhấn Enable và chọn phân vùng mình muốn ẩn, sau đó nhấn OK để hoàn tất.
Thủ thuật cho trình đơn Start và thanh Taskbar
Group Policy cũng cung cấp rất nhiều tùy chỉnh liên quan đến trình đơn Start và thanh Taskbar, chẳng hạn như thay đổi chức năng của nút Shutdown, ngăn người dùng ghim ứng dụng vào taskbar, ẩn thanh thông báo,..
Và để thực hiện điều này, bạn chỉ cần truy cập User Configuration > Administrative Templates > Start Menu and Taskbar
Tại đây, bạn chỉ cần kích hoạt hoặc tùy chỉnh những thiết lập mình muốn.