Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Hướng dẫn phân biệt virus, trojan, worm và rootkit

Hầu hết chúng ta đều đã nghe nói đến spyware, malware, virus, trojan, worm hay rootkit… nhưng bạn có thực sự biết được điểm khác nhau giữa chúng? Quả thật không dễ để hiểu hết được các thuật ngữ chỉ những mối đe doạ với máy tính này.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit
Spyware (phần mềm gián điệp) theo nghĩa gốc là một chương trình được cài đặt vào hệ thống mà không có sự cho phép của người dùng hoặc bí mật đi kèm với một chương trình hợp lệ khác để thu thập thông tin cá nhân của người dùng rồi gửi nó đến một máy tính từ xa.
Malware (phần mềm độc hại) về cơ bản là bất kỳ loại phần mềm nào có ý định làm hại vào máy tính (thu thập thông tin, truy cập dữ liệu nhạy cảm…) Malware bao gồm virus, trojan, rootkit, worm, keylogger, spyware, adware, v.v... Bây giờ, chúng ta đi sâu phân tích những dạng khác nhau của malware.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit

Virus

Là một chương trình có thể lây lan chính nó từ máy tính này sang máy tính khác. Đặc tính này cũng có ở worm, nhưng sự khác biệt là virus thường phải cấy chính nó vào một tập tin thực thi để được kích hoạt. Khi người dùng chạy tập tin thực thi này, virus có thể lây lan sang các tập tin thực thi khác.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit
Virus được chèn khéo léo vào các tập tin thực thi bằng nhiều cách khác nhau. Sự phổ biến của các ứng dụng văn phòng kéo theo "đội quân" các virus Macro. Đây là các virus được cấy vào những dữ liệu tạo ra bởi sản phẩm của Microsoft như Word, Excel, PowerPoint, Outlook…

Trojan

Nhiều người vẫn nghĩ virus chiếm đa số trong các phần mềm độc hại, sự thực không phải vậy. Theo danh sách các mối đe dọa hàng đầu được được tổng hợp bởi Microsoft, malware phổ biến nhất là trojan và worm.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit
Trojan không tự tái tạo, không cấy vào một tập tin như virus, thay vào đó được cài đặt vào hệ thống bằng cách giả làm một phần mềm hợp lệ và vô hại sau đó cho phép hacker điều khiển máy tính từ xa. Một trong những mục đích phổ biến nhất của trojan là biến máy tính thành một phần của botnet. Botnet là một loạt các máy tính kết nối qua Internet, bị lợi dụng để gửi thư rác hoặc tấn công từ chối dịch vụ làm sập các website.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit

Worm

Có khả năng tự nhân bản trên chính nó mà không cần cấy vào một tập tin lưu trữ. Chúng còn thường sử dụng Internet để lây lan, do đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho một mạng lưới về tổng thể, trong khi virus thường chỉ nhắm vào các tập tin trên máy tính bị nhiễm. Worm lây lan chủ yếu là do các lỗ hổng bảo mật của hệ thống. Vì vậy, để phòng ngừa, bạn cần cài đặt các bản cập nhật an ninh mới nhất cho hệ điều hành của máy tính.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit

Rootkit

Chủ động "tàng hình" khỏi cặp mắt của người dùng, hệ điều hành và các chương trình anti-virus/anti-malware, rootkit là phần mềm độc hại rất khó bị phát hiện. Rootkit có thể được cài đặt bằng nhiều cách bao gồm việc khai thác lỗ hổng trong hệ điều hành hoặc lấy quyền quản trị máy tính.
Phân biệt virus, trojan, worm và rootkit
Sau khi được cài đặt và có quyền quản trị đầy đủ, rootkit sẽ tự ẩn đi và thay đổi hiện trạng của hệ điều hành cũng như các phần mềm nhằm ngăn chặn việc bị phát hiện trong tương lai. Rootkit sẽ tắt chương trình diệt virus hoặc tự cấy vào lõi của hệ điều hành, do đó có khi lựa chọn duy nhất của bạn là phải cài đặt lại toàn bộ hệ điều hành.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LÓNG NGÓN TAY

PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LÓNG NGÓN TAY





Khi tính toán IP, chia subnet thì chúng ta thường áp dụng công thức để tính toán.
Công thức tính  là 2^n và 2^h - 2 ( 2^m -2 )
-Để tính tổng số subnet có được sau khi chia ta dùng công thức 2^n, trong đó n là số bit mượn để chia subnet trong octet đó (mượn làm network id).
-Để tính tổng số host/subnet ta dùng công thức 2^h-2, trong đó h là tổng số bit còn lại dùng làm host sau khi đã mượn . Ta phải trừ 2 vì cần bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Nói sơ sơ qua cách tính truyền thống như vậy thôi, giờ chúng ta tìm hiểu cách nhẩm nhanh bằng cách đếm lóng tay nhé!
PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LÓNG NGÓN TAY
Đầu tiên các bạn xòe bàn tay trái ra và đếm theo hình:
Đếm theo số màu đen nhé!
Các bạn để ý bàn tay chúng ta có tất cả 14 lóng tay, mỗi lóng tay tương trưng cho 1 bit nhé! ^^
Đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192 16384.
Đếm đi đếm lại cho thuộc đi nhé các bạn.
- Để tính tổng số lượng Subnet id có được sau khi chia, ta đếm số bit mượn làm subnet id trong octet đó là ra. Mượn 3 bit thì đếm 2 4 8, mượn 4 bit thì đếm 2 4 8 16, giá trị của bit đếm sau cùng chính là tổng số subnet id sau khi được chia ra.
Ví dụ:  10.10.0.0 /13  ---> mượn 5 bit  ---> đếm 2 4 8 16 32. Vậy mạng này có 32 subnet.
-  Để tính bước nhảy trong mỗi subnet id. Ta đếm số bit còn lại dùng làm host trong riêng octet đó. Giá trị của bit được đếm sau cùng cũng là giá trị của bước nhảy trong octet đó.
Ví dụ: 172.35.0.0/19. Tức là địa chỉ lớp B sẽ mượn 3 bit ở octet thứ 3 làm subnet id. Dùng phương pháp đếm ta có 2 4 8, đủ 3 bit mượn rồi, vậy tổng số subnet id là 8. Ta biết trong octet thứ 3 sau khi cho mượn 3 bit làm net id thì còn lại 5 bit làm host, vậy ta đếm 2 4 8 16 32, đủ 5 bit rồi, giá trị là 32, và cũng chính là bước nhảy của subnet id., thử xem nào:
-172.35.0.0/19
-172.35.32.0/19
-172.35.64.0/19
-172.35.96.0/19
-172.35.128.0/19
-172.35.160.0/19
-172.35.192.0/19
-172.35.224.0/19
Ta có tổng cộng 8 subnet id, với bước nhảy là 32.
- Để tính địa chỉ broadcast của một subnet id ta lấy subnet id kế tiếp giảm 1. Ví dụ, để tính broadcast của subnet id 172.35.64.0/19, ta lấy subnet id kế tiếp là 172.35.96.0/19 giảm 1 == 172.35.95.255/19 đây chính là broadcast của subnet id 172.35.64.0
- Để tính số host trong một subnet, ta đếm toàn bộ số bit host còn lại trong subnet và lấy giá trị bit sau cùng đó -2, Lưu ý là không phân biệt octet. Nhắc lại, ta lấy giá trị của bit được đếm sau cùng - 2 ta được số host trong subnet id có thể xài.
Trong ví dụ subnet 172.35.64.0/19, ta nhận biết toàn bộ số bit dùng làm host còn lại là 13. Ta đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192, đủ 13 bit rồi, ok, số host trong mạng sẽ là 8192 -2 = 8190. Vì sao -2, vì ta phải trừ bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Hay đơn giản hơn có thể nhận thấy là số host có thể xài được trong dãy:
172.35.64.1/19 ----> 172.35.95.254/19
Và đống thời nó cũng lọt giữa 2  subnet id và broadcast.
Lưu ý: Phương pháp đếm từ 2 không được dùng để tính tổng số giá trị của 1 octet chạy từ 0->255. Hay nói cách khác là không được dụng để tính tổng giá trị của 1 dãy bit như 10101101. Để tính tổng số giá trị của dãy trên ta phải đếm từ 1, cộng các giá trị có bit 1 với nhau.
Ngoài ra, yêu cầu các bạn cần nhớ và thuộc:
1xxxxxxx =128
11xxxxxx =192
111xxxxx =224
1111xxxx =240
11111xxx =248
111111xx =252
1111111x =254
11111111 =255

2^0 = 1
2^1 = 2
2^2 = 4
2^3 = 8
2^4 = 16
2^5 = 32
2^6 = 64
2^7 = 128
2^8 = 256
Các bạn cũng có thể dùng bàn tay phải để ghi nhớ các giá trị trên , dùng nhẩm nhanh subnet mask của mạng.
Mượn 1 bit : 128
Mượn 2 bit : 192
Mượn 3 bit : 224
Mượn 4 bit : 240
Mượn 5 bit : 248
Mượn 6 bit : 252
Mượn 7 bit : 254
Mượn 8 bit : 255
Ví dụ : 10.10.0.0 /13 --mượn 5 bit ---> S/M: 255.248.0.0
155.55.3.32 /28 -- mượn 12 bit = 8 +4  ----> S/M: 255.255.255.240
Nếu các bạn nhuần nhuyễn cách tính này, tôi tin rằng các bạn sẽ tính toán, chia subnet rất nhanh!!

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Cách giúp bạn an toàn và bảo mật khi trực tuyến



Việc bảo vệ tài khoản và mật khẩu của bạn không bao giờ là thừa, bị tấn công, lợi dụng thông tin cá nhân ngày càng phổ biến, đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển, những thông tin như tài khoản ngân hàng là miếng mồi béo bở...

Dưới đây là những biện pháp giúp tăng khả năng chống lại tình trạng xâm nhập trái phép:

  • Sử dụng phần mềm diệt virus tốt - để phòng ngừa những con virus xấu xa! hiện mình đang dùng phần mềm Avast! phiên bản miễn phí và thấy nó khá an toàn. Nếu có điều kiện thì bạn mua bản quyền sẽ được nhiều tính năng hơn.
  • Sử dụng mật khẩu khó đoán: đừng sử dụng mật khẩu quá ngắn và nên kết hợp cả chữ và số, thậm chí cả các ký tự đặc biệt như !, @, #...
  • Đừng sử dụng mật khẩu giống nhau trên các tài khoản khác nhau - vì nếu bạn lộ mật khẩu ở một nơi bạn sẽ lộ ở tất cả nơi khác.
  • Đừng tiết lộ mật khẩu cho người khác như bạn bè hoặc đồng nghiệp. Có thể tài khoản bị xâm nhập sẽ làm lộ thêm nhiều tài khoản quan trọng khác.
  • Nếu bạn dùng Gmail hãy cân nhắc sử dụng thêm tính năng xác minh 2 bước. Cũng tương tự như vậy, gia tăng bảo mật cho Facebook ngay và luôn.
  • Khi ra ngoài mạng Internet công cộng hãy sử dụng tính năng lướt web ẩn danh, có cả trên Google Chrome, FireFox, IE và các trình duyệt phổ biến khác. Nó sẽ không lưu lịch sử duyệt web cùng cookie.
  • Cài mật khẩu cho máy tính của bạn để không phải ai cũng tự do bật máy được.
  • Tránh đăng nhập trên các mạng Wifi miễn phí hoặc các mạng mà bạn không cảm thấy an toàn.
  • Sau khi sử dụng xong dịch vụ, hãy nhớ đăng xuất và đóng cửa sổ trình duyệt. Nếu chỉ đóng cửa sổ trình duyệt mà không đăng xuất, trình duyệt web sẽ vẫn nhớ lần đăng nhập trước đây của bạn.
  • Không sử dụng tính năng nhớ mật khẩu ở những máy tính dùng chung, hoặc máy tính mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Nói về tính năng nhớ mật khẩu - đây là tính năng hữu dụng cho phép bạn tránh phải nhập mật khẩu nhiều lần tại một trang web nào đó mà bạn thường xuyên vào, tuy nhiên nguy cơ bảo mật của nó là khiến bạn lộ mật khẩu nếu người khác cũng ngồi trên máy đó và "Super soi" trình duyệt của bạn.
  • Không click vào các link lạ gửi qua Email.
  • Không click vào các link lạ gửi qua Yahoo Messenger.
  • Cẩn thận với những món quà quá hời: như bạn là khách hàng thứ 1 triệu và bạn đã trúng Iphone, kiếm ngàn USD với chỉ 2h làm việc mỗi ngày. Đừng click vào các link kiểu như thế.
  • Cuối cùng là đừng khiêu khích các hacker - chẳng hạn bạn có một tài khoản và tiến hành thực hiện bảo mật cho nó thế thì đừng rêu rao là bạn có tài khoản cực tốt và không ai có thể xâm nhập được - Nếu bạn nói thế, sẽ có vài người chứng minh là bạn nói sai!
Video cách chọn mật khẩu mạnh và an toàn:


  • Google Chrome là trình duyệt web hiện đại và thông minh, nếu truy cập một trang web nào đó mà nó phát hiện có khả năng phát tán virus hoặc các chương trình nguy hiểm - Google Chrome sẽ thông báo cho bạn biết, bạn đừng tiếp tục truy cập vào trang đó.
cảnh báo trang web độc hại

Hướng dẫn phần mềm tìm lại mật khẩu file Word và Excel cực nhanh

Quên mật khẩu

Thông thường để bảo vệ các tài liệu Word và Excel khỏi bị dòm ngó chúng ta cài đặt mật khẩu cho chúng, tuy nhiên đôi khi bạn rơi vào hoàn cảnh trớ trêu là chính bản thân chẳng nhớ nổi mật khẩu nữa !!!

Khi ấy phần mềm khôi phục mật khẩu sẽ là chương trình bạn cần đến, Blog Mạng Lưới Toàn Cầu lần mò trên mạng thì thấy FREE Word and Excel password recovery Wizard là công cụ miễn phí rất tốt để nhận nhiệm vụ này - tuy nhiên nó chỉ chuyên dùng cho định dạng Word và Excel 1997 - 2003, còn nếu định dạng là 2007, 2010 hay 2013 thì bạn cần mua phần mềm bản quyền.
Chúng tôi giới thiệu tới bạn một trong những phần mềm miễn phí có tốc độ dò mật khẩu cao nhất.
Điểm mạnh của FREE Word and Excel password recovery Wizard là tốc độ thử mật khẩu rất lớn, một máy tính với cấu hình hết sức bình thường cũng đủ để chương trình thử được khoảng250 ngàn mật khẩu mỗi giây! Chính điều đấy giúp nó càn quét được rất nhiều cho đến khi tìm ra được mật khẩu mới thôi. Giờ tôi sẽ cùng bạn khám phá cách sử dụng công cụ này.

Đầu tiên chúng ta tải phần mềm tại địa chỉ: http://www.freewordexcelpassword.com/ rồi cài đặt...Đây là giao diện khởi động, bạn nhấn Next

Giao diện khởi động

Tiếp theo chúng ta nhấn vào Browse để chọn tài liệu có mật khẩu, rồi nhấn Next.

Chọn file có mật khẩu

Tiếp đến có 2 lựa chọn, đầu tiên chúng ta nhấn vào Dictionary Attack để dò mật khẩu dựa trên từ điển, nó chỉ tốn 1s để biết mật khẩu có được tìm thấy hay không - do vậy chúng ta sẽ tìm theo cách này, trước khi sử dụng phương pháp vét tất cả các khả năng (Brute Force Attack) tốn nhiều thời gian hơn.

Chọn kiểu dò mật khẩu

Đây là giao diện dò mật khẩu dựa vào từ điển, bạn cứ để như mặc định của nó, chúng ta nhấn Next

Nhấn Next để tiếp tục

Tiếp đến nhấn Go để biết kết quả. Trong trường hợp này tôi cố tình đặt mật khẩu là từ không nằm trong từ điển (tiếng Anh) nên kết quả sẽ là không tìm thấy:

Không tìm thấy với kiểu dò dùng từ điển

OK, vì cách theo từ điển không được nên bạn nhấn vào nút Back để quay lại rồi chọn cái Brute Force Attack để thử tất cả các khả năng của mật khẩu...

Dò tất cả khả năng có thể của mật khẩu

Ở khu vực Character sets là lựa chọn kiểu mật khẩu, bạn nên chọn giống như trong hình vì thông thường mọi người hay để mật khẩu là chữ thường, số hoặc kết hợp cả hai. Nếu bạn mà nhớ được kiểu đặt mật khẩu của bản thân thì rất tốt, chẳng hạn bạn hay đặt mật khẩu kiểu chữ thường thì chọn a-z, kiểu số thì 0 - 9, chữ HOA thì A - Z, cả thường và hoa thì 0 - 9, a - z,...Cái cuối cùng 0 - 9, a- z, A - Z, speachial (ký tự đặc biệt) là cái tốn thời gian nhất để dò. Ở bên tay phải - Password Length là độ dài ký tự, trước tiên bạn nên để từ 1 đến 6 như trong hình, nếu không tìm được mới nâng con số lên 7 hoặc 8. Tóm lại, phần này là phần để tùy biến, trước tiên chúng ta chọn như hình trên, nếu không tìm được thì mới thay đổi các lựa chọn để dò lại.

Nhấn Go để bắt đầu tìm mật khẩu

Nhấn Go để chương trình bắt đầu dò, bạn sẽ thấy tiến trình quét mật khẩu được tiến hành đến đâu, như hình dưới đây là phần mềm đang thử với chuỗi 5 ký tự, và nó đã thử được 3.29% tất cả khả năng...Bạn có thể nhấn Pause để chương trình tạm dừng, sau đó nhấn Resume đề dò tiếp...

Tiến trình dò mật khẩu

Sau khi đợi vài phút (với mật khẩu này) cho đến vài chục phút (với những mật khẩu dài) hoặc thậm chí vài tiếng với mật khẩu khó đoán thì chương trình sẽ tìm thấy. Vì mật khẩu của tôi khá ngắn - chỉ 5 ký tự nên khoảng 2 phút là phần mềm đã tìm thấy:

Tìm lại mật khẩu thành công
Mật khẩu là ztk19

Chương trình không đảm bảo chắc chắn tìm được mật khẩu 100%, chẳng hạn với những mật khẩu kiểu Z!581lko gồm cả chữ thường, chữ HOA, số và ký tự đặc biệt khả năng lấy lại là rất thấp. Nhưng với các mật khẩu phổ thông kiểu chữ thường và số có độ dài không lớn hơn 8 ký tự thì chắc chắn sẽ tìm ra.

Bảo mật Facebook bằng Điện thoại - tránh bị hack tài khoản

Nếu bạn kinh doanh online và bán hàng trên Facebook, tài khoản cần phải bảo mật nghiêm ngặt nhất có thể được. Bởi mất tài khoản Face, đồng nghĩa với mất khách hàng.

Trước đây tôi từng có khá nhiều bài viết nói về bảo mật khi online, thực ra áp dụng nó không khó chúng ta chỉ cần lưu tâm một chút là được.

Nói thẳng ra, giờ tài khoản liên quan đến thanh danh, đồng tiền bát gạo nên chuyện bảo mật không phải là điều gì xa xỉ hay nghiêm trọng hóa cả - nó là cái thiết thân mất rồi.
Facebook bị hack
Một nạn nhân bị hack Facebook lên tiếng
Một số điều bạn cần lưu tâm đó là:
  • Tạo mật khẩu khó đoán
  • Không lưu lại mật khẩu trên trình duyệt
  • Không cho mượn đồ dùng cá nhân như điện thoại, máy tính
  • Không buôn gian bán lận để bị ghét!
  • Không gây tư thù để bị trả thù!
Đoạn trên là những kiến thức bảo mật chung chung, giờ chúng ta nói riêng về bảo mật gia tăng hơn ở Facebook, mà cụ thể ở đây là xác minh 2 bước.

Nếu bạn từng sử dụng xác minh 2 bước của Google, thì cái này cũng giống y như vậy, tức là để đăng nhập vào Facebook cần có 2 điều kiện:
  • Mật khẩu của Facebook
  • Mã số được gửi tới điện thoại (thông qua nhà mạng hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh)
Sau khi thực hiện bảo mật 2 bước trên Facebook bạn sẽ thấy hình ảnh này mỗi khi đăng nhập trên máy tính lạ:
Nhập mã bảo mật Facebook
Khi đăng nhập trên máy tính lạ Facebook sẽ yêu cầu nhập mã - mã này gồm 6 chữ số
Điều này giảm tối đa nguy cơ mất tài khoản, do rất khó để cùng lúc biết được cả mật khẩu và lấy trộm được điện thoại của bạn.

Đây là lý do vì sao tôi nói không nên cho mượn điện thoại (trừ khi bạn đứng ngay đó quan sát) - bởi trường hợp người gần gũi là kẻ phá hoại thì việc cho mượn điện thoại vô hình chung tự tay gạt đi lớp bảo mật thứ hai.

Cách thiết lập lớp bảo mật bằng điện thoại

Nhấn vào bánh xe răng cưa, chọn Thiết Lập:

Truy cập vào Thiết Lập

Chọn tiếp vào phần bảo mật:

Chọn Bảo Mật
Bạn vào phần xét duyệt đăng nhập:

Phê duyệt đăng nhập

Nhập vào số điện thoại:

Thêm số điện thoại của bạn vào

Thiết lập kiểu điện thoại, nếu dùng điện thoại thường thì bạn chọn Khác, nếu dùng điện thoại thông minh thì chọn Android, iPhone, IPod Touch

Chọn kiểu điện thoại

Nhập mã xác nhận Facebook sẽ gửi vào số điện thoại của bạn (thông qua tin nhắn).

Nhập mã xác nhận Facebook gửi tới điện thoại di động

Click vào Không, yêu cầu mã ngay lập tức để bắt đầu bảo mật Facebook của bạn ngay lập tức:

Yêu cầu mã ngay lập tức

Ok, như vậy Facebook đã liên kết tài khoản của bạn với số điện thoại, từ đây mỗi khi đăng nhập trên máy tính lạ bạn phải nhập mã bảo mật được gửi tới điện thoại của bạn.

Liệu như thế có phiền phức không?

Bạn lo lắng rằng việc phải cứ phải nhập mã số như vậy thật phiền phức, nhưng đừng lo, chỉ máy tính lạ mới bị hỏi mã số, đối với máy tính đã đăng nhập thành công, bạn có quyền tùy chọn để lần sau không phải nhập mã số nữa. 

Lưu trình duyệt được phép truy cập vào Facebook

Tất nhiên bạn chỉ nên làm điều này với máy tính cá nhân hoặc máy tính nào đó rất tin tưởng.

Nếu bạn tin tưởng máy tính nào đấy, Facebook lưu lại thông tin của máy tính - thiết bị đó trong một danh sách, bạn có thể truy cập vào danh sách này để xem và loại bỏ những máy tính - thiết bị mà bạn không còn tin tưởng nữa (vì một lý do nào đó). 

Thiết bị được tin tưởng truy cập vào Facebook
Nhấn Xóa đối với thiết bị bạn không tin tưởng
Giả dụ, bạn hay đăng nhập bằng điện thoại cá nhân, và bỗng dưng bạn buộc phải sửa điện thoại, thì điều bạn cần làm là tháo SIM ra và loại bỏ điện thoại đó khỏi danh sách tin tưởng. Sau khi điện thoại sửa xong, bạn có thể đưa lại chiếc điện thoại này vào danh sách tin tưởng.

Điều gì xảy ra khi ai đó đăng nhập trái phép tài khoản của bạn

Nếu ai đó biết mật khẩu (tất nhiên là bạn chưa bị kẻ tấn công tài khoản trộm nốt điện thoại nha - nếu trộm rồi thì khỏi nói :| ) và đăng nhập vào tài khoản Facebook tính chuyện hack hiếc thì tay này sẽ bị chặn lại ở bước nhập mã bảo mật. 

Lần sau khi bạn đăng nhập tài khoản của mình, sẽ hiện lên thông báo của Facebook là nó phát hiện ai đó đăng nhập trái phép:

Xem xét lần đăng nhập gần đây

Đừng nhìn thấy mấy chữ tài khoản bị khóa mà sợ nhé - nó chỉ thông báo vậy thôi, bạn nhấn nút Tiếp Tục để xác minh lần đăng nhập đó không phải của bạn là OK.

Bạn không may mất điện thoại thì làm thế nào?

Khi mất điện thoại liên kết với tài khoản Facebook của bạn, thì điều đầu tiên cần làm là phải đăng nhập lại ngay vào Facebook (nhanh nhất có thể được) rồi tiến hành đổi mật khẩu Facebook và ngắt không liên kết tài khoản với số điện thoại bị mất nữa (đồng thời nên tiến hành liên kết với số điện thoại khác).

Tất nhiên khi mất điện thoại rồi thì muốn đăng nhập Facebook thành công thì phải đăng nhập trên máy tính đã được đưa vào danh sách tin tưởng, chứ đăng nhập trên máy tính lạ thì không thể được. Trường hợp xấu nhất là bạn buộc phải đăng nhập trên máy tính lạ thì bạn cần có mã số dự phòng.

Mã số dự phòng là số phòng trường hợp bạn quên hay mất điện thoại bạn vẫn có thể đăng nhập thành công, Facebook cung cấp cho bạn 10 mã số dự phòng. Để lấy mã này bạn nhấn vào bánh xe răng cưa > Thiết lập > Bảo mật > Xét duyệt đăng nhập > Nhận mã

Mã dự phòng dùng để truy cập tài khoản Facebook

Mã dự phòng này cũng được xem như mã được gửi tới điện thoại, bạn chỉ cần nhập vào là được. Khác với mã thông thường có 6 số, mã dự phòng là chuỗi có 8 số. Như hình trên, tôi đã sử dụng 1 mã dự phòng, còn 9 mã khác chưa sử dụng, dĩ nhiên những mã trên hình không phải mã thật của tôi, nó chỉ có tính chất minh họa thôi.

Nói thêm về mất điện thoại. Nếu mất do kẻ tông tài khoản thực hiện thì coi như xong, khả năng vĩnh biệt tài khoản là rất cao (vì hắn sẽ nhanh tay truy cập tài khoản Facebook và thay đổi mật khẩu để ngăn cơ hội bạn lấy lại). Nếu mất do ngẫu nhiên, vô tình rơi đâu đó (miễn sao không rơi vào tay kẻ có ý định tấn công) thì bạn có thể an tâm, bạn chỉ cần làm theo các bước đã nói ở trên là OK.

Một số tùy chọn bảo mật khác

Nhấn vào khu vực Bảo mật bên tay trái, ở đây có những tùy chọn gia tăng rất quan trọng, trong đó có:

Thiết lập bảo mật trên Facebook
  • Secure Browsing: nghĩa là duyệt web bảo mật, duyệt Facebook bằng kết nối an toàn (https), kết nối https an toàn hơn kết nối http thông thường
  • Thông báo đăng nhập: mỗi khi có đăng nhập từ máy tính lạ vào tài khoản Facebook, sẽ có email gửi tới để bạn biết
  • Xét duyệt đăng nhập: chính là dùng điện thoại làm lớp bảo mật bổ sung
  • Trình tạo mã: dành cho các bạn sử dụng điện thoại thông minh
  • Số liên lạc đáng tin cậy: các liên lạc đáng tin cậy là bạn bè có thể trợ giúp bạn an toàn nếu bạn gặp sự cố khi đăng nhập tài khoản của bạn
  • Thiết bị đã nhận ra: gồm các thiết bị được chấp nhận truy cập Facebook mà không cần nhập mã (tin tưởng)
  • Các phiên hoạt động: cho biết vị trí, thời gian, trình duyệt và hệ điều hành mà bạn đăng nhập Facebook trong khoảng thời gian gần đây

Chưa hoàn thiện

So sánh tính năng xác minh 2 bước của Google và Facebook, bạn sẽ thấy chất lượng của Google tốt hơn hẳn. Facebook vẫn chưa hoàn thiện ở chỗ:
  • Bạn phải mất phí để đăng ký dịch vụ này, cỡ 10 ngàn, và có thể mất phí hàng tháng để duy trì - cũng rẻ thôi nên chúng ta đành chấp nhận để bảo mật tài khoản nhé. Mà phí này không phải Facebook thu mà là nhà mạng di động thu
  • Tin nhắn gửi về nhiều khi khá chậm (2 - 3 phút) có khi còn lâu hơn. Tất nhiên không phải lúc nào cũng thế, thường thì dưới 30s thôi
Bạn nên test trước xem quá trính gửi mã có suôn sẻ không rồi mới nên dùng (thường là OK), nếu xài điện thoại thông minh nên bật tính năng gửi mã qua ứng dụng (ngay cả không có sóng di động vẫn nhận được mã) vì nó tiện hơn, nhanh hơn là nhận mã thông qua nhà mạng di động.

Hướng dẫn lọc kết quả khiêu dâm trên công cụ tìm kiếm Google


Khi con em sử dụng Google để tìm thông tin trên mạng, điều các bậc phụ huynh lo lắng nhất là: có thể bọn trẻ sẽ thấy nội dung đồi trụy lọt vào danh sách kết quả. Để hạn chế tối đa điều đó, Google cung cấp cho chúng ta tùy chọn lọc web bẩn...

Cách làm như sau, bạn truy cập vào địa chỉ: http://www.google.com/preferences rồi tick vàoLọc kết quả khiêu dâm như dưới hình:

Lọc kết quả khiêu dâm khỏi máy tìm kiếm Google

Để tăng tính an toàn hơn nữa bạn cần Khóa Tìm kiếm an toàn để con trẻ không thể vô tình hay cố ý thay đổi tùy chọn lọc kết quả được. Bạn nhấn vào liên kết ngay bên cạnh, Google sẽ yêu cầu đăng nhập, tiếp đến bạn sẽ được chuyển đến trang này:

Khóa tìm kiếm an toàn

Nhấn vào Khóa Tìm kiếm an toàn - như vậy bất kỳ ai (dù họ có đăng nhập hay không đăng nhập tài khoản Google) sử dụng trình duyệt trên máy tính để tìm kiếm sẽ được lọc nội dung khiêu dâm bao gồm cả văn bản, hình ảnh và video. Nếu sử dụng nhiều trình duyệt, bạn cần bật các trình duyệt đó lên và lần lượt làm lại các thao tác trên.
Cứ 10 người Việt tìm kiếm thông tin trên mạng thì 9 người sử dụng Google.
Khi khóa tìm kiếm an toàn đã được bật, bạn sẽ thấy biểu tượng nhiều quả bóng với các màu sắc khác nhau ở khu vực bên tay phải: 

Khóa tìm kiếm an toàn thành công

Hình trên sẽ là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận ra con em mình có đang được lọc kết quả khiêu dâm hay không.

Để mở khóa tìm kiếm, bạn đăng nhập Google rồi vào địa chỉ: http://www.google.com/preferences nhấn vào liên kết mở khóa, chú ý chỉ tài khoản của người khóa mới mở được - do vậy nếu bạn đã khóa thì con bạn không thể chuyển về bỏ lọc được (trừ khi bạn cho nó biết mật khẩu tài khoản Google của bạn !!!).

Mở khóa tìm kiếm an toàn

Hướng dẫn DNS Angel phần mềm chặn web sex nhỏ gọn


DNS Angel là chương trình hết sức nhỏ gọn, chưa đến 100 KB, thế nhưng khả năng ngăn chặn truy cập vào các trang web đen của nó khá mạnh mẽ. Hôm nay Blog Mạng Lưới Toàn Cầu sẽ cùng bạn tìm hiểu phần mềm này.

DNS Angel sử dụng bộ lọc DNS của một số tên tuổi lớn như Norton, OpenDNS hay MetaCertDNS để chặn các trang web có nội dung độc hại. Bất kể tên miền nào được gõ lên trình duyệt sẽ phải qua bộ lọc này, nếu được liệt vào danh sách đen trước đó, trang web sẽ không thể xem được.

Bạn tải phần mềm tại đây: http://www.sordum.org/ Sau khi giải nén, bạn bật nó lên (không cần cài đặt), đây là giao diện chính:

DNS đang sử dụng

Hiện tại DNS của máy tôi là 8.8.8.8 và 8.8.4.4 đây là DNS của Google và nó không có tính năng lọc web sex. Bạn có 4 tùy chọn là Norton Safe 1 và 2, Open DNS Family, MetaCert DNS để lọc web, bạn có thể chọn bất cứ cái nào, giả dụ tôi chọn Norton Safe 2:

Chuyển sang sử dụng DNS của Norton Safe 2

DNS đã thay đổi, và nó giúp ngăn chặn đa số các trang web sex phổ biến, nếu trẻ em vô tình truy cập vào nội dung người lớn, sẽ có thông báo là nội dung đã bị chặn:

Một trang web sex bị chặn bởi DNS Norton

Nếu muốn quay về sử dụng DNS cũ thì bấm vào Restore DNS...

Bạn có thể dùng chương trình nhỏ gọn này kết hợp với một số phần mềm chuyên dụng khác để tạo khả năng ngăn chặn nhiều lớp giúp bảo vệ con em lứa tuổi U10 tốt hơn.

P/S: Nếu bạn biết cách thay DNS bằng tay thì không cần sử dụng phần mềm trên - ngoài ra thay DNS bằng tay còn có ưu điểm là giúp bạn có nhiều chọn lựa hơn về các dịch vụ DNS muốn sử dụng, bạn đọc bài viết Chặn web đen không cần sử dụng phần mềm để biết chi tiết hơn.